Giáo Trình Siêu Lý Tiểu Học Trọn Bộ 3 Quyển
Nội dung: Giáo Trình Siêu Lý Tiểu Học Trọn Bộ 3 Quyển
BUDDHASĀSANA THERAVĀDA
GIÁO TRÌNH
SIÊU LÝ TIỂU HỌC
TRỌN BỘ 3 QUYỂN
ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA
DIỆU PHÁP LÝ HỢP
Chương 1, 2, 3, 6, 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ABHIDHAMMA - VƯƠNG QUỐC THÁI LAN
Biên soạn: Bhikkhu Saddhammajotika Dhammācariya
Việt dịch: Bhikkhu Abhisiddhi – Siêu Thành
Hiệu đính: Maggabujjhano – Thầy Ngộ Đạo
Phật lịch 2563 - Dương lịch 2019
IN LẦN THỨ 2
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
Giáo Trình Siêu Lý Tiểu Học_08-10-2023
ĐẠI HỌC ABHIDHAMMA – VƯƠNG QUỐC THÁI LAN
WAT RAKHAṂ GHOSITĀRĀMA
QUẬN BANGKOK NOI – KRUNG THEP MAHA NAKHON
Ngày 30 Tháng 03 Năm 2016
Trích yếu về việc: Cho phép dịch sách Abhidhamma từ Thái ngữ sang Việt ngữ để truyền bá chánh pháp.
Phíc-khú Siêu Thành (Abhisiddhi), thế danh Bùi Chí Thành, là tăng sinh Việt Nam đang học Abhidhamma tại trường Đại học Abhidhamma – Vương quốc Thái Lan, chùa Wat Rakhaṃ Ghositārāma.
Vị Phíc-khú này có nguyện vọng dịch sách giáo trình Abhidhamma của Đại học Abhidhamma – Vương quốc Thái Lan từ Thái ngữ sang Việt ngữ hầu mong đem Abhidhamma đi truyền bá trong nước Việt Nam.
Tôn trọng lời thỉnh cầu này, phía Đại học Abhidhamma – Vương quốc Thái Lan cũng có đồng quan điểm muốn cho Abhidhamma được truyền bá, chánh pháp cao thượng này được truyền bá rộng rãi, tiếp tục mang lợi ích đến cho nhiều người được khai hóa ở các xứ sở khác nhau.
Nay cấp giấy phép này làm cơ sở chứng nhận.
(Phra Dhammadhirarajamahāmunī) (Phra Mahājinavat Cakkavaro)
Viện trưởng Đại học Abhidhamma Thư kí văn phòng Đại học Abhidhamma
LỊCH SỬ CUỘC ĐỜI NGÀI SADDHAMMAJOTIKA DHAMMĀCARIYA
VỊ LÃNH ĐẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ABHIDHAMMA
VƯƠNG QUỐC THÁI LAN
SƠ LƯỢC GIA THẾ
Giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya vị đại trưởng lão Miến Điện sanh vào ngày 13 tháng 3 năm Phật lịch 2456 tại tỉnh Miên Chàn, nước Miến Điện. Cha tên là U Thún Mìn, mẹ tên là Tò Tịt, có em gái tên là Má Xín (được ngài dẫn đến nước Thái, người Thái Lan từng gọi em gái của Ngài là Mát Ri).
HỌC VẤN
Giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya xuất gia theo đời sống tu sĩ, ngài ưa thích, rất quan tâm trong việc học pháp. Ngài học Tam tạng, chú giải lẫn sớ giải từ những giáo thọ sư thuần thục trong Tam tạng, như là giáo thọ sư trưởng lão Bhandanta Kumāra, bậc pháp sư cao thượng, trụ trì chùa Sảy Táy, tỉnh Miên Chàn; giáo thọ sư trưởng lão Bhandanta Ñāṇika, vị thủ trì luật bậc sớ giải và là bậc đại thiện trí, tỉnh Reng Kun; giáo thọ sư, trưởng lão Bhandanta Vimala, vị thủ trì tạng Abhidhamma v.v… Những vị giáo thọ sư này đã vun bồi kiến thức mà mình thuần thục cho ngài Saddhammajotika Dhammācariya, làm cho ngài có một kiến thức nổi trội từ lúc ngài còn trẻ tuổi, đặc biệt nhất là thuần thục tạng Abhidhamma.
HOẰNG PHÁP TẠI VƯƠNG QUỐC THÁI LAN
Ở thời ngài vua sãi Buḍhācāriya, từng là vị lãnh đạo tăng đoàn chùa Mahathat Yuwaratrangsarit, đệ nhị chủ tịch trường đại học Mahāculālongkornrajavidyālaya, cố vấn ban tổ chức tăng già, với vai trò ấy ngài đã bắt đầu phục hồi pháp Abhidhamma. Phật lịch năm 2492, ngài Vua sãi có dịp đi xem xét công việc tại quốc gia Miến Điện và thấy rằng quốc gia này phát triển huy hoàng trong Phật giáo ở cả hai phương diện là phận sự học pháp (ganthadhura) và phận sự hành pháp (vipassanādhura); ngoài ra xin phép hội đồng giáo dục Phật giáo hiệp hội Miến Điện và bộ trưởng ngoại giao Miến Điện phái một vị thiện trí pháp sư (dhammācariya) đến vương quốc Thái Lan. Theo lời yêu cầu đó Vua sãi đã thỉnh được giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya đến dạy Vô tỷ pháp tại Thái Lan (còn một vị nữa là ngài giáo thọ sư Tejinda dhammācariya dhammakathika).
KẾT QUẢ LỢI ÍCH
Khi giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya đến Thái Lan, ban đầu ngài ở chùa Paraka Yannāvā, KrungThep Mahānakkhon. Sau đó, ngài chuyển đến chùa Rakkhangkhositarama, Thonburi. Trong lúc trú tại chùa Rakkhang, ngài đã tiến hành công việc dạy Abhidhamma và biên soạn nhiều quyển sách giáo trình Abhidhamma. Bởi vì ngài không phải là người Thái cho nên việc truyền đạt ngôn ngữ cho tất cả đệ tử hiểu về Abhidhamma gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ngài cũng không nản chí và có sự tinh tấn kiên trì một cách mãnh liệt đến nỗi phải nhờ đệ tử thông dịch có đủ hiểu biết về Abhidhamma đến trợ giúp. Những vị đệ tử cũng đã góp sức giúp đỡ trong việc soạn những giáo trình giảng dạy và học tập Abhidhamma bắt đầu từ năm Phật lịch 2493 ngài biên soạn quyển giáo trình đầu tiên là Pháp tụ Đầu đề (Abhidhammasaṅganṇīmātikā), gần trọn một năm 2494 Ngài biên soạn quyển Đại xứ (Mahāpaṭṭhāna). Suốt mười bảy năm trú tại Thái Lan, ngài đã biên soạn 25 quyển giáo trình học và dạy pháp học (nói về Abhidhamma có 20 quyển, những quyển khác có 5 quyển như là Sổ tay tạo phước, Pháp để đem lại an lành hạnh phúc cho thế gian v.v…), sự việc này đã nói lên tính chuyên môn kết hợp với pháp tinh tấn pāramī của ngài, như ngài đã từng nói rằng:
“…dù cho một mình tôi có chịu nhiều khó khăn đi nữa, nhưng làm cho vô số người khác nhận được lợi ích và an lạc kiếp này luôn cả kiếp sau, tôi luôn luôn hoan hỷ đón nhận mọi phần khó khăn đó mà không nghĩ điều gì khác ngoài sự cố gắng dẫn dắt tất cả học viên nghiên cứu Abhidhamma, với những vị có niềm tin, tịnh tín tạng Abhidhamma, đã giúp tôi biên soạn thành tựu những quyển sách chánh pháp trong Phật giáo, và mang lại lợi ích cho tất cả học viên Abhidhamma duy trì tiếp nối về sau, và phương diện khác là để tôi trau dồi 10 pháp độ (pāramī) một cách thích hợp …”
PHÁT NGUYỆN BỒ-TÁT ĐỂ TÍCH LŨY PHÁP ĐỘ
Kết thúc ở mỗi bộ sách, ngài đều viết nội dung ước nguyện trong tâm của ngài rằng:
“Idaṃ me puññaṃ sabbaññutañāṇassa paccayo hotu”
“Mong những phước thiện của tôi đã tạo đây hãy là kết quả hỗ trợ cho thành tựu trí toàn giác hạnh trí tuệ”.
GIAI ĐOẠN CUỐI ĐỜI
Ngài giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya đã biên soạn hoàn tất giáo trình giảng dạy Abhidhamma. Năm Phật lịch 2509, ngài lâm trọng bệnh do bị chứng cao huyết áp, được đưa vào chữa trị ở bệnh viện Palamijjan hai lần. Sau đó, chuyển về chữa trị tại bệnh viện Sriraja gần một tháng, nhưng biểu hiện lại trở nặng, cuối cùng y bác sĩ đã chữa khỏi được cho đến giai đoạn cuối đời của ngài.
Ngày 15 tháng 7 năm Phật lịch 2509 vào lúc 20 giờ, ngài giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Sriraja do bệnh cao huyết áp và suy thận, trụ thế 53 năm.
Ngài giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya đã làm những điều lợi ích cho cõi nhân loại này và để lại một tài sản vô cùng to lớn, vô giá cho chúng đệ tử tại Thái Lan mà không có tài sản nào có thể sánh bằng. Nên chúng đệ tử của trường Đại học Abhidhamma – Vương quốc Thái Lan hướng tâm nhớ đến ân đức sâu dày của ngài giáo thọ sư tôn kính, chú tâm học tập pháp học trong Phật giáo, đặc biệt là môn học Abhidhamma để tiếp nối ý nguyện của ngài giáo thọ sư làm cho Abhidhamma trụ vững lâu dài, đi đôi với Phật giáo Thái Lan được trường tồn, đó là báo đáp ân đức sâu dày trong muôn một của ngài giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya một cách đáng tôn kính cúng dường.
LỜI DẪN NHẬP
Jānitabbaṃ pajānāti Desitabbaṃ pi āsayaṃ
Desako yena ñāñena Desetu tassa tejasā
Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác trình bày những pháp đáng biết (ñeyyadhamma). Những pháp mà ngài trình bày bằng nhiều cách suốt đến cả cơ tánh của chúng sanh do năng lực của trí toàn giác. Mong năng lực của cả ba loại trí toàn giác ấy giúp tôi phát sanh trí tuệ sâu sắc, có thể biên soạn bộ sách này cho thành tựu một cách trọn vẹn.
Trí toàn giác của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác có ba loại năng lực như sau:
- Desetabbadhamma: Biết pháp phải trình bày phổ thông, đó là năm phần pháp đáng biết.
- Desetabbadhammapakāra: Biết trình bày pháp bằng nhiều cách, tức có thể trình bày pháp một cách chi tiết khác biệt dù chỉ trong một vấn đề.
- Veneyyajjhāsaya: Biết cơ tánh của chúng sanh phổ thông, pháp nào sẽ thích hợp và lợi ích cho nhóm chúng sanh nào. Ngài đem những điều pháp ấy trình bày cho thích hợp với cơ tánh của người ấy.
Do nhân trí toàn giác như đã nêu đây, khi Ngài trình bày pháp ấy, tất cả tứ chúng Phật giáo đang nghe chánh pháp của ngài ngay khi ấy được chứng đắc đạo, quả theo số lượng hằng triệu triệu koti[1]. Vì thế, trí toàn giác ấy mang lợi ích cao thượng đến tất cả chúng sanh trong thế gian này.
Người biên soạn bộ sách này, người giới thiệu giảng dạy pháp học (là tạng Kinh, tạng Luật, tạng Abhidhamma ‘Vô Tỷ Pháp’) và pháp hành (là pháp Chỉ và pháp Quán), là một vị pháp sư có nhiệm vụ trình bày pháp cho tất cả dân chúng để phát sanh tịnh tín và ngăn trừ pháp cái, đều liên quan đến việc bổ túc pháp độ (pāramī), là điều quan trọng trong việc duy trì và phát triển Phật giáo được lâu dài. Do đó, cả ba hạng người này cần phải có trí tuệ thích hợp tương ứng với ba loại năng lực của trí toàn giác có được.
Ba hạng người có trí tuệ tương ưng với ba năng lực của trí toàn giác, đó là:
- Người đó phải nhận sự học tập, nghiên cứu cho đến khi kết thúc chương trình học, rồi cũng sẽ có trí tuệ tương ưng với năng lực, hợp theo câu thứ nhất.
- Chương trình mà được học hỏi, nghiên cứu cho đến khi kết thúc sẽ phải là việc học hỏi, nghiên cứu được nghe từ lời giải thích, so sánh, ví dụ và suy xét những nội dung từ giáo thọ sư mà có dẫn chứng và chánh tri kiến, rồi cũng sẽ có trí tuệ tương ưng với năng lực, hợp theo câu thứ hai.
- Khi được học hỏi, nghiên cứu cho đến khi kết thúc chương trình với tất cả lời giải thích đã được nghe phải hiểu theo thực tính cho đến thân hành, khẩu hành của tất cả mọi người diễn tiến. Bởi vì thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sở hữu bất thiện, và thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sở hữu tịnh hảo khi nói theo cảnh, lộ, trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận, có sự khác nhau. Dù khác nhau, nhưng thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sở hữu bất thiện thuộc loại vi tế gần giống với thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sở hữu tịnh hảo. Do đó, cả ba hạng người này:
- Phải hiểu theo thực tính sự khác nhau giữa thân hành, khẩu hành phát sanh từ tham và thân hành, khẩu hành phát sanh từ tín, niệm, vô sân, bi;
- Phải hiểu sự khác nhau giữa thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sân và thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ tàm, úy, tùy hỷ theo thực tính;
- Phải hiểu theo thực tính sự khác nhau giữa thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ tà kiến, hoài nghi, tật đố và thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, trí tuệ;
- Phải hiểu theo thực tính sự khác nhau giữa thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ si, ngã mạn, hôn trầm-thụy miên và thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ vô tham, vô sân, trung bình, tùy hỷ, trí tuệ như vậy v.v…
Cũng sẽ có trí tuệ tương ưng với năng lực, hợp theo câu thứ 3.
Nếu không diễn tiến theo như đã nêu, người đó cũng không có trí tuệ tương ưng với ba loại năng lực ấy mà chỉ có trí thông thường. Bởi nhân này, việc nghĩ ngợi, trình bày, biên soạn những quyển sách phần nhiều sẽ tự nương vào tư kiến, xa rời Phật ngôn, xa rời chú giải và sớ giải. Sự việc đã ra như thế thì người được đào luyện hay người được đọc hoặc nghe những bộ sách từ những vị này, nếu phát sanh đức tin theo những lời đó thì cũng giống như người bị sốt cao mà uống nhầm thuốc, là điều vô cùng đáng tiếc. Bởi vì những người được đào luyện hay được đọc, nghe những bộ sách này không được biết đến Phật ngôn, chú giải một cách rõ ràng.
Nhưng nếu cả ba hạng người [tác giả (ganthakāra), đọc giả (ganthavācaka), pháp sư (dhammakathika)] này có trí tuệ tương ứng, thích hợp với ba loại năng lực của trí toàn giác như thế nào, quyển sách mà người đó soạn ra như thế nào, pháp học hay pháp hành mà người đó giới thiệu giảng dạy như thế nào, pháp mà người đó đang trình bày như thế nào, chắc hẳn sẽ mang lại lợi ích cho người được học, được đọc, được nghe giống như người bệnh uống được linh dược vậy.
Do năng lực pháp thiện mà tôi đã nhớ tưởng đến ân đức của trí toàn giác, do đó, xin cho cả ba loại năng lực ấy đã có trong cơ tánh của tôi, nói theo sự thích hợp đó, phát sanh khi đang biên soạn, để cho bộ sách này thành tựu một cách trọn vẹn, đem lại lợi ích cho người học hỏi, nghiên cứu bộ sách này.
Hơn nữa, trong pháp học đó kết hợp với cả tam tạng là tạng Kinh, tạng Luật, tạng Abhidhamma. Trong cả 3 tạng này, nơi quốc độ nào chỉ có dịch Pāḷi và giải thích tạng Kinh, thì trong quốc độ ấy sẽ chỉ có việc dạy, việc học tạng Kinh mà thôi, không có dạy, học tạng Luật và tạng Abhidhamma. Như vậy, cũng phát sanh tội lỗi cho tất cả Phật tử bởi chư Phật tử đó chỉ quan tâm trong việc nuôi mạng, thiếu gìn giữ giới luật của thân, khẩu và thiếu niềm tin, lòng tịnh tín trong Phật giáo, chỉ có ái, ngã mạn, tà kiến, phỉ báng, khinh khi (xem thường) Phật ngôn, là tạng Luật và tạng Abhidhamma. Đây là tội lỗi phát sanh từ việc không học hỏi, nghiên cứu tạng Luật và tạng Abhidhamma.
Nếu dịch và giải thích chỉ có với 2 tạng là Kinh và Luật, mà không có tạng Abhidhamma thì trong quốc độ đó chỉ có dạy, học tạng Kinh và tạng Luật, không có học hỏi, nghiên cứu tạng Abhidhamma. Do đó, sẽ phát sanh tội lỗi cho tất cả Phật tử bởi chư Phật tử đó chỉ có cùng nhau quan tâm trong việc nuôi mạng và có gìn giữ giới luật, trau dồi của thân, khẩu để trang hoàng đẹp đẽ, tức là bên ngoài, nhưng còn bên trong tâm thức thì thiếu đi miềm tin, lòng tịnh tín bất động trong giáo pháp của chính họ. Chỉ tà kiến (sự thấy sai), ngã mạn (sự kiêu căng), phỉ báng, khinh khi Phật ngôn là tạng Abhidhamma. Đây là tội lỗi phát sanh từ sự không học hỏi, nghiên cứu tạng Abhidhamma.
Do đó, dù ở quốc độ nào, hễ có dịch và giải thích cả tam tạng một cách đầy đủ thì chư Phật tử trong quốc độ đó mới nhận được sự học hỏi, nghiên cứu cả tam tạng một cách đầy đủ. Có như thế thì chắc chắn tâm của chư Phật tử ấy mới có niềm tin, tịnh tín trong giáo pháp của chính họ, không có tâm thiên vị với những tông giáo khác, kể cả những tín ngưỡng đó cũng không thể xen vào hay làm hư hại niềm tin, lòng tịnh tín của tất cả hàng Phật tử.Tà kiến cố định, thường kiến, đoạn kiến cả 3 tà kiến này cũng không phát sanh được, có chăng chỉ là có thân kiến, tức tà kiến bình thường.
Sự kiêu căng thích đáng và sự kiêu căng không thích đáng thô thiển cũng không phát sanh được, chỉ có sự kiêu căng một cách thích hợp vi tế, cả tư tiền, tư hiện, tư hậu liên quan đến bố thí, trì giới, tu tiến của tất cả những Phật tử đó cũng là loại ‘tư’ tốt đẹp, thanh tịnh, đúng đắn, để xa rời pháp bất thiện cả 3 loại ‘tư-cetanā’ đó sẽ chen vào cách thích đáng. Đây là ân đức, lợi ích phát sanh từ việc học hỏi nghiên cứu tạng Abhidhamma đó vậy.
Khi tóm tắt nội dung trong việc học hỏi, nghiên cứu tam tạng này thì việc học tập tạng Abhidhamma được xếp vào loại mang lại lợi ích vượt trội hơn việc học tập trong cả hai tạng còn lại, vì việc học tập trong tạng Abhidhamma giúp đỡ, ủng hộ, bổ túc thúc đẩy, ngăn trừ sự hiểu sai, làm cho phát sanh hiểu biết chân chánh, đúng đắn. Tri kiến mà ta nhận được từ việc nghiên cứu, học tập tạng Kinh không làm cho phát sanh lợi ích cao hơn, chỉ đặt tri kiến ta ở mức nền tảng trong kiếp sống hiện tại; nhưng nếu nghiên cứu Abhidhamma, việc ấy đem lại sự cho hiểu biết, sự hoàn thiện tiến hóa biết rõ trong hành động bất thiện hay thiện, để đưa ta tránh xa bất thiện pháp và để cuộc sống diễn ra theo thiện pháp tính từ thấp đến cao, đạt thành tựu lợi ích cho ta và cho người cả kiếp này lẫn kiếp sau.
Tri kiến phát sanh từ việc học tập tạng Luật cũng chỉ để huấn luyện cho có nề nếp khuôn mẫu hoàn thiện thân, khẩu, không thể tìm được sự thanh tịnh của thân, khẩu và không cho ta nhận ra não phiền và người khác nhận ra não phiền do nương thân khẩu của mình.
Điều này được so sánh như vầy: tạng Abhidhamma ví như rễ cái, tạng Luật ví như thân cây, tạng Kinh ví như cành nhánh. Hay một phần nữa là nếu so sánh với thân thể thì tạng Abhidhamma ví như trái tim, tạng Luật ví như cuộc sống, tạng Kinh ví như các chi phần trong cơ thể.
Do đó, khi tôi bắt đầu dạy Abhidhamma cho tất cả học viên từ năm 2492 (1949) tại đại học Abhidhamma Wat Rakkhang (chùa chuông) tỉnh Thonburi mỗi ngày cho đến năm 2509 (1966). Tôi vừa dạy và soạn những quyển sách liên quan đến tạng Abhidhamma. Bây giờ những quyển sách ấy đã được biên soạn thành tựu và hoàn thành giáo trình một cách nhanh chóng với số lượng là 24 quyển.
Theo như tôi đã nói đây, không phải để tìm sự kiêu hãnh, tự hào nào mà tôi nói với chủ ý để cho tất cả hàng cận sự Phật giáo có niềm tin nơi giáo pháp, tìm đến mục tiêu của tôi một cách như thật rằng tôi chịu sự khó khăn về thân và tâm không phải ít, và khi đã hoàn thành việc biên soạn, thì việc in ấn thành sách là pháp bảo cũng khó thành tựu, bởi vì hàng Phật tử chưa chịu học tập phần pháp này và một vài người cũng hiểu sai rằng, quyển sách này là quyển sách mà người ta đã phân phát trong những buổi tang lễ, không cần thiết phải hùn phước ấn tống hay bỏ tiền ra mua. Do đó, việc in ấn sách Abhidhamma cho thành tựu đầy đủ theo giáo trình là việc khó làm.
Hơn nữa, việc biên soạn những quyển sách đó không phải là điều dễ làm, bởi vì tôi không phải là người Thái, ắt hẳn không tự mình viết ngôn ngữ Thái, do vậy cần phải có người viết giúp. Người giúp đỡ viết cũng rất quan trọng, khó tìm, bởi vì người viết giúp đó không phải chỉ viết theo lời nói của tôi, khó tìm được người giúp viết quyển sách có kiến thức về Abhidhamma là một chuyện, phải có niềm tin và cần mẫn là một chuyện, cần có kiến thức về ngôn ngữ Thái vừa đủ là một chuyện và phải có cơ hội để làm nữa. Người có đủ những đặc tính như đã nêu sẽ giúp được người viết sách đó, nếu không được như vậy cũng không thành tựu. Vấn đề này tôi đã từng cho rất nhiều người đến giúp viết sách, cả tại gia và người xuất gia, cả nam lẫn nữ. Trong buổi đầu đã cho người xuất gia là học viên Abhidhamma đến giúp viết, nhưng kết quả không thành tựu, bởi vì một vài vị không có khả năng đầy đủ, một vài vị có khả năng đầy đủ, nhưng thiếu sự cần mẫn, có phận sự phải lo toan, do đó công việc cũng không hoàn thành, chỉ giúp chút ít. Trong những buổi tiếp theo đã phải cho học viên nam đến giúp viết, nhưng kết quả nhận được chỉ là phần nhỏ, không thể làm cho công việc tiến triển được. Do đó, tôi chọn nữ học viên, có kiến thức có thể giúp đỡ trong việc này của tôi, nhiều vị đã đến giúp viết, kết quả nhận được thành tựu tốt đẹp, cho đến năm 2503 (1960) đã có được 20 cuốn sách về Abhidhamma và liên quan đến các bài giảng, 5 quyển về bài pháp do nhờ các học viên nữ đem đến thành tựu cho tôi rất nhiều. Điều này trình bày cho thấy rằng, trong khoảng giữa, tôi tiến hành công việc đã gặp nhiều khó khăn về thân tâm.
Nhưng dù sao đi nữa, một mình tôi chịu nhiều khó khăn nhưng làm cho vô số người khác nhận được lợi ích và an lạc kiếp này luôn cả kiếp sau, tôi cũng hoan hỷ đón nhận mọi phần khó khăn đó.
Do không nghĩ điều gì khác ngoài sự cố gắng dẫn dắt tất cả học viên Abhidhamma, với những vị có niềm tin, tịnh tín tạng Abhidhamma, đã giúp nhau biên soạn thành tựu những quyển sách, những quyển sách chánh pháp trong Phật giáo, và làm lợi ích cho tất cả học viên Abhidhamma tiếp nối theo sau, một chuyện nữa là để trau dồi cả 10 pháp ba la mật một cách thích hợp vậy.
Quyển sách này là giáo trình dành riêng cho học việc bậc tiểu học Abhidhamma, và việc đặt ra những câu hỏi trong quyển sách này là lợi ích cho tất cả giáo thọ sư trong việc giảng dạy và tất cả học viên đang học tập sẽ được cùng nhau học những vấn đề này. Bởi vì, khi đến lúc kiểm tra sẽ chọn lọc những vấn đề đã đặt ra trong quyển sách này để ra đề kiểm tra viết 14 câu với những câu trả lời một cách rõ ràng, còn 6 câu Vấn-Đáp miệng được chọn lọc từ những câu giải thích ban đầu. Chính tất cả những phần này mang lợi ích đến cho tất cả học viên.
Còn việc giảng dạy và thi cử trong trường đại học Abhidhamma có 9 lớp học và 6 bậc giáo thọ sư Abhidhamma.
Lớp học có 9 là:
- Tiểu họcAbhidhamma phần hạ, học giáo trình Diệu pháp Lý hợp[2] chương 1-2-6.
- Tiểu học Abhidhamma phần trung, học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 3-7.
- Tiểu học Abhidhamma phần thượng, học giáo trình bộ Pháp tụ tóm lược.
- Trung học Abhidhamma phần hạ, học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 4-5.
- Trung học Abhidhamma phần trung, học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 8-9.
- Trung học Abhidhamma phần thượng, học giáo trình bộ chất ngữ tóm lược.
- Cao học Abhidhamma phần hạ, học giáo trình bộ song đối tóm lược phần 1.
- Cao học Abhidhamma phần trung, học giáo trình bộ song đối tóm lược phần 2-3.
- Cao học Abhidhamma phần thượng, học giáo trình bộ đại xứ tóm lược.
Bậc giáo sư Abhidhamma có 6 bậc là:
- Giảng sư Abhidhamma phần hạ học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 1-2-6 cùng với lời giải thích trong chú giải, sớ giải.
- Giảng sư Abhidhamma phần trung học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 4-5-6 cùng với lời giải thích trong chú giải, sớ giải.
- Giảng sư Abhidhamma phần thượng học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 7-8-9 cùng với lời giải thích trong chú giải, sớ giải.
- Giáo thọ sư Abhidhamma phần hạ học giáo trình bộ Pháp tụ và bộ Chất ngữ tóm lược.
- Giáo thọ sư Abhidhamma phần trung học giáo trình bộ Song đối tóm lược 1-2-3.
- Giáo thọ sư Abhidhammaphần thượng học giáo trình bộ Đại Vị Trí tóm lược và ngữ pháp Pāli dịch kinh Pháp cú và chú giải.
Việc học tập tạng Abhidhamma này không phải chỉ có quyển Diệu pháp Lý hợp, mà còn có những quyển khác mang nội dung sâu sắc vi tế hơn theo thứ tự, tính từ bộ Pháp tụ cho đến bộ Song đối và bộ Đại Vị Trí, còn quyển ‘Diệu pháp Lý hợp’ này chỉ là quyển sách cơ bản của 7 bộ Abhidhamma mà thôi. Do đó, việc học Abhidhamma này nếu chỉ học theo quyển ‘Diệu pháp Lý hợp’ thì sự hiểu biết ý nghĩa Abhidhamma và sự hiểu biết pháp thực tính không được rộng rãi và sâu sắc. Thêm nữa là khi đang học quyển Diệu pháp Lý hợp, các học viên nên nghiên cứu thêm chú giải, sớ giải cùng với câu hỏi vấn–đáp. Nếu học viên đã học cả 9 chương ‘Diệu pháp lý hợp’ tốt đẹp hoàn chỉnh rồi người đó hẳn có thể học tập những bộ Abhidhamma bậc cao hơn như là‘bộ Pháp tụ’ v.v… cho đến ‘bộ Đại xứ’ một cách thuận tiện. Khi đã có sự thấu hiểu những bộ Abhidhamma cao siêu rồi hẳn sẽ được biết đến nghĩa vị và pháp vị trong Phật giáo và có tín quyền vững mạnh chắc chắn trong Phật giáo, không lay động trong kiếp này và kiếp sau cho đến khi nếm được hương vị giải thoát thành tựu trí toàn giác, thành tựu trí độc giác, trí thinh văn theo ước nguyện của mình.
Quyển sách Tiểu Học Abhidhamma sơ cấp được in ấn, xuất bản lần thứ 4 này phần nhiều bởi do tịnh tài của tất cả học viên cư sĩ lẫn tu sĩ giúp nhau in ấn những quyển sách.
Do đó, tôi xin tùy hỷ trong tác ý thiện lành của tất cả học viên và cùng với những vị đã ủng hộ, bố thí tài vật trong việc biên soạn những quyển sách. Xin năng lực của tác ý thiện lành của những vị này, hãy giúp đỡ cho tất cả các vị thành tựu pháp cao thượng của bậc Chánh giác.
Bhikkhu Saddhammajotika Dhammacariya
Trường Đại học Abhidhamma tại Vương quốc Thái Lan
Chùa Rakkhang Thonburi
Ngày 01 - 4 - 2509.