Ôn thi môn Tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa

1/ Những điểm khác biệt giữa tiểu thừa và đại thừa:
Ngài Vô Trước, sinh thời sau ngài Long Thọ không lâu, nghĩa là vào thời kỳ khi đại thừa được phân chia thêm thành hai học phái triết chính, Du Già và Trung Luận thì có bảy đặc điểm mà đại thừa khác biệt với tiểu thừa như sau:
+ Bao hàm: đại thừa không tự hạn cuộc vào giáo lý của mỗi một đức phật; mà bất kỳ ở đâu và bất kỳ khi nào chân lý được tìm thấy, ngay cả dưới sự ngụy trang những tín điều ngớ ngẫn nhất, thì nó không do dự sàng lọc vỏ trấu ra khỏi hột và đồng hóa vào trong hệ thống riêng của nó.
+ Tình thương bao la đối với tất cả chúng sanh: tiểu thừa tự hạn cuộc vào giải thoát riêng mà thôi; trái lại, đại thừa nhắm đến giải thoát chung.
+ Tri thức rộng lớn: đại thừa cho rằng thuyết vô ngã không chỉ vô ngã đối với chúng sanh hữu tình mà còn đối với sự vật nói chung. Trong khi đó phủ nhận cái giả thuyết về một tác nhân siêu hình điều khiển những hoạt động tâm thức của chúng ta, thì nó cũng bác bỏ quan điểm nhấn mạnh về bản thể hay thực hữu của sự vật như chúng hiện ra trước những cảm giác của chúng ta.
+ Tâm lực kỳ diệu: chư bồ tát không bao giờ mệt mỏi cho công việc độ thế, cũng không thất vọng với thời gian dài lâu đòi hỏi để hoàn tất công việc cao quý này.
+ Phương tiện: từ ngữ Upaya có nghĩa là phương tiện thiện xảo. một vị bồ tát với tâm vị tha đầy sự yêu thương và cảm thông luôn nghĩ về và dẫn dắt chúng sanh đang đau khổ đến giác ngộ tối hậu tùy theo căn cơ từng người. và để đạt được mục đích này bồ tát phải dùng vô số phương tiện được gợi ý bởi lòng từ bi không thiên vị của mình.
+ Chứng đạt cao hơn: ở tiểu thừa, quả cao nhất  có thể chứng đạt không vượt qua a la hán, một vị thánh ẩn sĩ. Trong khi đó, tín đồ của đại thừa có thể chứng thành phật quả với tất cả năng lực tâm linh của họ.
+ Hành sự rộng hơn: khi một vị bồ tát đạt đến địa vị phật quả thì có thể tự hiện thân khắp mọi nơi vì lợi lạc của tất cả hữu tình”
 

Nội dung: Ôn thi môn Tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa

Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chủ đề:
Bình luận(0)