Sống tận- Hoàng Ngọc Bích
Mở đầu
Những chúng sinh siêu phàm và cao cả nhất đều xuất sắc trong cách sống sao cho tận nhất và dường như không bao giờ chìm đắm vào quá khứ. Tôi đã chứng kiến điều này ở người thầy vĩ đại của mình; sau rất nhiều đề nghị, thầy chỉ thảo ba dòng tóm kết cuộc đời mình. Mặt khác, có những bậc thầy phi thường viết ra những câu chuyện cuộc đời không hồi kết, và cũng không kém phần truyền cảm. Các sự kiện trong đời tôi không có gì đáng nói, và tôi thấy thông điệp quan trọng hơn nhiều so với người đưa tin. Tuy nhiên, tôi đã được đề nghị thuật lại ngắn gọn cuộc đời mình để có thể tạo được một mối liên hệ cá nhân và triển vọng với các độc giả có hứng thú.
Tôi sinh ra ở vùng đồi thấp dưới chân dãy núi Himalaya hùng vĩ. Sau sinh nhật lần đầu của tôi, gia đình tôi chuyển đến Orissa ở miền Đông Ấn. Khi còn sống ở Tây Tạng, cha mẹ tôi là những chủ đất phát đạt, nhưng từ khi lưu vong, họ phải làm việc quần quật dưới nắng hàng giờ liền, đốn cây và cày cấy ruộng đất để trồng ngô. Trong những năm đầu tuổi thơ tôi, trách nhiệm chăm sóc tôi chủ yếu thuộc về ông bà, và họ đã nuôi nấng tôi bằng tình thương và lòng quan tâm trìu mến. Theo một nghĩa nào đó, ông bà chính là những người thầy đầu tiên của tôi, vì tôi đã học được từ họ cách bảo vệ và chăm sóc người khác.
Dường như từ khi tôi còn rất nhỏ, đã có những dấu hiệu cho thấy con đường đời tôi sẽ đi. Khi tôi hai tuổi, bà tôi đã dạy tôi cách chắp tay tôn kính khi bước vào ngôi đền gần nhà. Một vị lạt ma cao tuổi là hiện thân của Phật tổ trong vùng bảo bà tôi rằng tôi sinh ra là để làm một người dẫn đường tâm linh.
Năm bốn tuổi, tôi dậy sớm theo cha khi ông cầu kinh hàng ngày. Tôi không hay chơi đồ chơi như những đứa trẻ khác, mà có hứng thú hơn với những đồ vật mang tính tâm linh như chuông và trống. Những món đồ linh thiêng này làm nên mối liên kết sớm nảy nở giữa tôi với những lời răn của Đức Phật và khởi đầu hành trình tâm linh kéo dài cả đời mình.
Năm sáu tuổi, tôi bắt đầu theo học một trường công thế tục, và mỗi khi đi học về vào buổi chiều, tôi lại ngồi học và đọc thuộc lòng kinh Phật cho đến giờ ăn tối. Tôi thường nghe tiếng bạn bè cười nói bên ngoài khi chơi đá bóng hay trốn tìm. Tôi muốn chơi cùng các bạn trong ánh nắng chiều. Tuy nhiên, người bà thông thái của tôi đã nhẹ nhàng khuyến khích tôi tập trung vào học tập tôn giáo vì tin tưởng rằng định mệnh của tôi là trở thành một lãnh đạo tinh thần.
Vào sinh nhật thứ mười lăm của tôi, ông tôi bảo tôi chọn một cô gái trẻ trong làng làm vợ. Nhưng ở tuổi này tôi thích thú với việc tiếp tục học tập hơn, và tôi đã được nhận vào Viện Nghiên cứu Tây Tạng học Cao cấp Trung ương ở Sarnath, Ấn Độ. Mỗi sáng, tôi và bạn bè cùng lớp học về triết học cổ đại, các lễ nghi và kinh cầu. Vào buổi chiều, chúng tôi ngồi trong những khu vườn thơm ngát bao quanh trường và tham gia vào các cuộc tranh cãi và thảo luận triết học sôi nổi. Mỗi năm trôi qua, hiểu biết và niềm tin của tôi vào con đường tâm linh của cuộc đời càng lớn mạnh.
Trong năm học thứ sáu, tôi nhận được thư báo tin ông tôi qua đời. Tôi đau buồn cùng cực trở về nhà trong kỳ nghỉ hè để rồi nhận thêm tin dữ rằng cha dượng mình cũng vừa mất, còn cha mẹ đẻ tôi đều đang ốm nặng. Mẹ tôi đang hôn mê. Tôi cùng các thầy tăng và lạt ma thực hiện các nghi lễ cho người chết và cầu kinh cho người ốm. Tôi tập trung giúp cha mẹ lấy lại sức lực, nhưng cơ hội hồi phục của họ không có vẻ gì hứa hẹn.
Trong Phật giáo có niềm tin rằng cứu động vật sắp bị làm thịt sẽ không chỉ giải phóng chúng khỏi đau khổ mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đời của chính ta. Quan trọng hơn, thể hiện lòng thương theo cách này sẽ biến đổi các trở ngại tiêu cực cho những người ở phút lâm chung. Khi bạn thực sự cảm thấy lòng thương trong tim mình, mọi thứ sẽ tiến triển tốt đẹp. Tôi dành phần lớn số tiền còn lại sau khi trả tiền thuốc men để mua lại hàng ngàn con cá rồi phóng sinh chúng ở sông Hằng vào ngày hôn mê thứ mười hai của mẹ tôi. Kỳ diệu thay, mẹ tôi đã tỉnh lại và được nghỉ ngơi yên lành lần đầu tiên sau nhiều tuần. Sau đó, cha mẹ tôi dần dần bình phục.
Sau nhiều năm học tổng hợp về nền tảng triết học Phật giáo, tôi gặp được người thầy gốc của mình cũng như nhiều vị đại sư khác đã cho tôi các lời răn, truyền đạt, quán đảnh và nhập môn mật tông của dòng Đại Viên Mãn. Đại Viên Mãn là đỉnh cao của mọi giáo lý Phật giáo, là con đường tuyệt đỉnh đưa đến giác ngộ trực tiếp về bản chất rõ ràng và minh bạch của tâm trí.
Năm hai mươi mốt tuổi, tôi được mời đến Kham, ở phía đông Tây Tạng, và được phong làm lãnh đạo tinh thần ở Tu viện Shyalpa và Trung tâm Ẩn tu. Trong lễ nhậm chức của tôi, lạt ma đáng kính Khenpo Karma Dorje và các lạt ma địa phương khác hành lễ Tâm Bí Puja của Liên Hoa Sinh. Nghi lễ này đưa lời cầu kinh vọng tới Đức Phật thứ hai là Liên Hoa Sinh, người đã có công đưa các lời răn quý báu của Phật giáo từ Ấn Độ đến Tây Tạng. Tôi rất cảm kích trước sự đón nhận tốt đẹp của họ. Niềm tin của họ với tôi đã củng cố quyết tâm của tôi là gồng gánh trách nhiệm hướng dẫn tu viện. Thật là một niềm vinh dự và đặc quyền khi được phụng sự theo cách này.
Năm 1987, tôi được mời đến nước Mỹ truyền đạo. Tôi rất thích thú được đến thăm nơi này, vì tôi đã gặp nhiều du khách người Mỹ ở Varanasi, Ấn Độ, và họ đã nói với tôi rằng đất nước của họ giàu về vật chất nhưng nghèo về tinh thần. Đến bờ Đông nước Mỹ chỉ với một trăm đô-la trong túi, tôi đi dọc đất nước này bằng đường bộ tới Los Angeles rồi quay lại Vermont, vừa đi vừa truyền giáo. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng nhiều người ở Mỹ đang tìm kiếm sự thỏa mãn tức thì – có thể là đồ ăn nhanh hoặc sự giác ngộ ngay lập tức!
Một vài môn đệ thân thiết đề nghị tôi ở lại Mỹ, vì vậy tôi đã sống vài năm ở vùng Berkshires xinh đẹp thuộc Massachusetts. Tôi bán ẩn tu ở đó, học và nghiền ngẫm Thất Bảo của Longchenpa, công trình của một trong số các học giả và đại thiền sư vĩ đại nhất Tây Tạng. Niềm tin và kỳ vọng của tôi vào các giáo lý uyên thâm này ngày càng sâu sắc, và tôi ngày càng quyết tâm trình bày những viên ngọc trí tuệ này theo cách dễ tiếp cận nhất cho những người tìm kiếm ngày càng thêm đông ở phương Tây.
Từ đó đến nay, tôi cố gắng hoàn thành tâm nguyện của các đạo sư của mình bằng cách chia sẻ hiểu biết về giáo lý và phương pháp tu hành Phật giáo của mình với những người có khát vọng tâm linh trên toàn thế giới. Tôi thấy mình thật may mắn khi được tiếp cận với một tôn giáo trí tuệ có thể hướng ta đến với giác ngộ toàn vẹn. Ta thật hạnh phúc khi có thời gian và hứng thú lắng nghe các giáo lý này và tu tập theo chúng. Ngày nay, giáo lý của Đức Phật vẫn đang được truyền xuống chúng ta như cơn mưa mật ngọt. Ngay trong kiếp này, ta có thể tỉnh thức từ mù sương ảo tưởng và trải nghiệm ánh sáng rực rỡ từ bản chất đích thực của mình.
Những người liên tục trải nghiệm những phẩm chất cao cả, phong phú nhất trong sự tồn tại của mình chính là những người đã giác ngộ. Ta càng hợp nhất với sự phong phú cốt yếu trong mình thì càng sống trọn vẹn. Khi đó, ta có thể thực sự tận hưởng cuộc sống quý báu này và ăn mừng cho từng khắc từng giây. Xét cho cùng, không có gì khác biệt giữa Đức Phật và chúng ta. Đức Phật hiện thực hóa các phẩm chất giác ngộ của mình, và chúng ta cũng có tiềm năng đó.
Bản chất giác ngộ tồn tại trong ta vốn đã toàn hảo từ thuở nguyên khai. Ta không cần phải chế tạo ra bất kỳ thứ gì vì bản thân nó vốn toàn hảo rồi. Bản chất thực sự của ta tỏa sáng như ánh mặt trời. Ta phải luôn nhận thức được ánh sáng vô điều kiện này, ngay cả trong những ngày tăm tối nhất.
Trong thời buổi rối ren này, khi mà các hệ tư tưởng cứng nhắc và hỗn loạn thường ngự trị, các giáo lý của Đức Phật vẫy gọi ta quay trở về với sự đơn giản và tươi mới của bản tính tự nhiên trong mỗi chúng ta. Ta không cần phải lo lắng về bất kỳ điều gì ngoài bản chất tự nhiên của tồn tại. Hãy cùng hít thở tự do, bỏ qua mọi áp lực hay căng thẳng vốn đã quá quen thuộc với ta. Tâm nguyện của tôi là các giáo lý thông tuệ quý giá này sẽ góp phần hướng ta đến với cốt lõi của bản chất đích thực và vô điều kiện của mình. Khi bình tâm với bản thân và với thế gian, ta có thể khám phá được ý nghĩa của việc sống trọn vẹn từng khắc từng giây.
Những chúng sinh siêu phàm và cao cả nhất đều xuất sắc trong cách sống sao cho tận nhất và dường như không bao giờ chìm đắm vào quá khứ. Tôi đã chứng kiến điều này ở người thầy vĩ đại của mình; sau rất nhiều đề nghị, thầy chỉ thảo ba dòng tóm kết cuộc đời mình. Mặt khác, có những bậc thầy phi thường viết ra những câu chuyện cuộc đời không hồi kết, và cũng không kém phần truyền cảm. Các sự kiện trong đời tôi không có gì đáng nói, và tôi thấy thông điệp quan trọng hơn nhiều so với người đưa tin. Tuy nhiên, tôi đã được đề nghị thuật lại ngắn gọn cuộc đời mình để có thể tạo được một mối liên hệ cá nhân và triển vọng với các độc giả có hứng thú.
Tôi sinh ra ở vùng đồi thấp dưới chân dãy núi Himalaya hùng vĩ. Sau sinh nhật lần đầu của tôi, gia đình tôi chuyển đến Orissa ở miền Đông Ấn. Khi còn sống ở Tây Tạng, cha mẹ tôi là những chủ đất phát đạt, nhưng từ khi lưu vong, họ phải làm việc quần quật dưới nắng hàng giờ liền, đốn cây và cày cấy ruộng đất để trồng ngô. Trong những năm đầu tuổi thơ tôi, trách nhiệm chăm sóc tôi chủ yếu thuộc về ông bà, và họ đã nuôi nấng tôi bằng tình thương và lòng quan tâm trìu mến. Theo một nghĩa nào đó, ông bà chính là những người thầy đầu tiên của tôi, vì tôi đã học được từ họ cách bảo vệ và chăm sóc người khác.
Dường như từ khi tôi còn rất nhỏ, đã có những dấu hiệu cho thấy con đường đời tôi sẽ đi. Khi tôi hai tuổi, bà tôi đã dạy tôi cách chắp tay tôn kính khi bước vào ngôi đền gần nhà. Một vị lạt ma cao tuổi là hiện thân của Phật tổ trong vùng bảo bà tôi rằng tôi sinh ra là để làm một người dẫn đường tâm linh.
Năm bốn tuổi, tôi dậy sớm theo cha khi ông cầu kinh hàng ngày. Tôi không hay chơi đồ chơi như những đứa trẻ khác, mà có hứng thú hơn với những đồ vật mang tính tâm linh như chuông và trống. Những món đồ linh thiêng này làm nên mối liên kết sớm nảy nở giữa tôi với những lời răn của Đức Phật và khởi đầu hành trình tâm linh kéo dài cả đời mình.
Năm sáu tuổi, tôi bắt đầu theo học một trường công thế tục, và mỗi khi đi học về vào buổi chiều, tôi lại ngồi học và đọc thuộc lòng kinh Phật cho đến giờ ăn tối. Tôi thường nghe tiếng bạn bè cười nói bên ngoài khi chơi đá bóng hay trốn tìm. Tôi muốn chơi cùng các bạn trong ánh nắng chiều. Tuy nhiên, người bà thông thái của tôi đã nhẹ nhàng khuyến khích tôi tập trung vào học tập tôn giáo vì tin tưởng rằng định mệnh của tôi là trở thành một lãnh đạo tinh thần.
Vào sinh nhật thứ mười lăm của tôi, ông tôi bảo tôi chọn một cô gái trẻ trong làng làm vợ. Nhưng ở tuổi này tôi thích thú với việc tiếp tục học tập hơn, và tôi đã được nhận vào Viện Nghiên cứu Tây Tạng học Cao cấp Trung ương ở Sarnath, Ấn Độ. Mỗi sáng, tôi và bạn bè cùng lớp học về triết học cổ đại, các lễ nghi và kinh cầu. Vào buổi chiều, chúng tôi ngồi trong những khu vườn thơm ngát bao quanh trường và tham gia vào các cuộc tranh cãi và thảo luận triết học sôi nổi. Mỗi năm trôi qua, hiểu biết và niềm tin của tôi vào con đường tâm linh của cuộc đời càng lớn mạnh.
Trong năm học thứ sáu, tôi nhận được thư báo tin ông tôi qua đời. Tôi đau buồn cùng cực trở về nhà trong kỳ nghỉ hè để rồi nhận thêm tin dữ rằng cha dượng mình cũng vừa mất, còn cha mẹ đẻ tôi đều đang ốm nặng. Mẹ tôi đang hôn mê. Tôi cùng các thầy tăng và lạt ma thực hiện các nghi lễ cho người chết và cầu kinh cho người ốm. Tôi tập trung giúp cha mẹ lấy lại sức lực, nhưng cơ hội hồi phục của họ không có vẻ gì hứa hẹn.
Trong Phật giáo có niềm tin rằng cứu động vật sắp bị làm thịt sẽ không chỉ giải phóng chúng khỏi đau khổ mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đời của chính ta. Quan trọng hơn, thể hiện lòng thương theo cách này sẽ biến đổi các trở ngại tiêu cực cho những người ở phút lâm chung. Khi bạn thực sự cảm thấy lòng thương trong tim mình, mọi thứ sẽ tiến triển tốt đẹp. Tôi dành phần lớn số tiền còn lại sau khi trả tiền thuốc men để mua lại hàng ngàn con cá rồi phóng sinh chúng ở sông Hằng vào ngày hôn mê thứ mười hai của mẹ tôi. Kỳ diệu thay, mẹ tôi đã tỉnh lại và được nghỉ ngơi yên lành lần đầu tiên sau nhiều tuần. Sau đó, cha mẹ tôi dần dần bình phục.
Sau nhiều năm học tổng hợp về nền tảng triết học Phật giáo, tôi gặp được người thầy gốc của mình cũng như nhiều vị đại sư khác đã cho tôi các lời răn, truyền đạt, quán đảnh và nhập môn mật tông của dòng Đại Viên Mãn. Đại Viên Mãn là đỉnh cao của mọi giáo lý Phật giáo, là con đường tuyệt đỉnh đưa đến giác ngộ trực tiếp về bản chất rõ ràng và minh bạch của tâm trí.
Năm hai mươi mốt tuổi, tôi được mời đến Kham, ở phía đông Tây Tạng, và được phong làm lãnh đạo tinh thần ở Tu viện Shyalpa và Trung tâm Ẩn tu. Trong lễ nhậm chức của tôi, lạt ma đáng kính Khenpo Karma Dorje và các lạt ma địa phương khác hành lễ Tâm Bí Puja của Liên Hoa Sinh. Nghi lễ này đưa lời cầu kinh vọng tới Đức Phật thứ hai là Liên Hoa Sinh, người đã có công đưa các lời răn quý báu của Phật giáo từ Ấn Độ đến Tây Tạng. Tôi rất cảm kích trước sự đón nhận tốt đẹp của họ. Niềm tin của họ với tôi đã củng cố quyết tâm của tôi là gồng gánh trách nhiệm hướng dẫn tu viện. Thật là một niềm vinh dự và đặc quyền khi được phụng sự theo cách này.
Năm 1987, tôi được mời đến nước Mỹ truyền đạo. Tôi rất thích thú được đến thăm nơi này, vì tôi đã gặp nhiều du khách người Mỹ ở Varanasi, Ấn Độ, và họ đã nói với tôi rằng đất nước của họ giàu về vật chất nhưng nghèo về tinh thần. Đến bờ Đông nước Mỹ chỉ với một trăm đô-la trong túi, tôi đi dọc đất nước này bằng đường bộ tới Los Angeles rồi quay lại Vermont, vừa đi vừa truyền giáo. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng nhiều người ở Mỹ đang tìm kiếm sự thỏa mãn tức thì – có thể là đồ ăn nhanh hoặc sự giác ngộ ngay lập tức!
Một vài môn đệ thân thiết đề nghị tôi ở lại Mỹ, vì vậy tôi đã sống vài năm ở vùng Berkshires xinh đẹp thuộc Massachusetts. Tôi bán ẩn tu ở đó, học và nghiền ngẫm Thất Bảo của Longchenpa, công trình của một trong số các học giả và đại thiền sư vĩ đại nhất Tây Tạng. Niềm tin và kỳ vọng của tôi vào các giáo lý uyên thâm này ngày càng sâu sắc, và tôi ngày càng quyết tâm trình bày những viên ngọc trí tuệ này theo cách dễ tiếp cận nhất cho những người tìm kiếm ngày càng thêm đông ở phương Tây.
Từ đó đến nay, tôi cố gắng hoàn thành tâm nguyện của các đạo sư của mình bằng cách chia sẻ hiểu biết về giáo lý và phương pháp tu hành Phật giáo của mình với những người có khát vọng tâm linh trên toàn thế giới. Tôi thấy mình thật may mắn khi được tiếp cận với một tôn giáo trí tuệ có thể hướng ta đến với giác ngộ toàn vẹn. Ta thật hạnh phúc khi có thời gian và hứng thú lắng nghe các giáo lý này và tu tập theo chúng. Ngày nay, giáo lý của Đức Phật vẫn đang được truyền xuống chúng ta như cơn mưa mật ngọt. Ngay trong kiếp này, ta có thể tỉnh thức từ mù sương ảo tưởng và trải nghiệm ánh sáng rực rỡ từ bản chất đích thực của mình.
Những người liên tục trải nghiệm những phẩm chất cao cả, phong phú nhất trong sự tồn tại của mình chính là những người đã giác ngộ. Ta càng hợp nhất với sự phong phú cốt yếu trong mình thì càng sống trọn vẹn. Khi đó, ta có thể thực sự tận hưởng cuộc sống quý báu này và ăn mừng cho từng khắc từng giây. Xét cho cùng, không có gì khác biệt giữa Đức Phật và chúng ta. Đức Phật hiện thực hóa các phẩm chất giác ngộ của mình, và chúng ta cũng có tiềm năng đó.
Bản chất giác ngộ tồn tại trong ta vốn đã toàn hảo từ thuở nguyên khai. Ta không cần phải chế tạo ra bất kỳ thứ gì vì bản thân nó vốn toàn hảo rồi. Bản chất thực sự của ta tỏa sáng như ánh mặt trời. Ta phải luôn nhận thức được ánh sáng vô điều kiện này, ngay cả trong những ngày tăm tối nhất.
Trong thời buổi rối ren này, khi mà các hệ tư tưởng cứng nhắc và hỗn loạn thường ngự trị, các giáo lý của Đức Phật vẫy gọi ta quay trở về với sự đơn giản và tươi mới của bản tính tự nhiên trong mỗi chúng ta. Ta không cần phải lo lắng về bất kỳ điều gì ngoài bản chất tự nhiên của tồn tại. Hãy cùng hít thở tự do, bỏ qua mọi áp lực hay căng thẳng vốn đã quá quen thuộc với ta. Tâm nguyện của tôi là các giáo lý thông tuệ quý giá này sẽ góp phần hướng ta đến với cốt lõi của bản chất đích thực và vô điều kiện của mình. Khi bình tâm với bản thân và với thế gian, ta có thể khám phá được ý nghĩa của việc sống trọn vẹn từng khắc từng giây.
Nội dung: Sống tận- Hoàng Ngọc Bích
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Download

Chủ đề:
Bình luận(0)