Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Ký (Sách Ebook PDF)

Nội dung: Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Ký (Sách Ebook PDF)

THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH GIẢNG KÝ
Giảng thuật: Pháp sư Tịnh Không
Địa điểm: Tịnh tông Học hội Singapore
Thời gian: 21/04/2000 - 31/03/2001
Việt dịch: BBD Pháp Âm Tuyên Lưu
Chủ biên và hiệu đính: Minh Trí
Thành viên chuyển ngữ: Diệu Âm, Nhu Thuận 


PDF icon (4)

Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Ký Q1
Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Ký Q2
Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Ký Q3

 

MỤC LỤC

Lời tựa

A. Duyên khởi

Thượng dụ của hoàng đế Ung Chính

Giảng giải thượng dụ của hoàng đế Ung Chính

Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo

B. Đề kinh

C. Giảng giải kinh văn

Bồ-tát có một pháp có thể đoạn tất cả khổ trong các đường ác. Là ngày đêm thường niệm, tư duy, quán sát thiện pháp

Thập thiện nghiệp đạo, thế nào là thập thiện?

Lìa sát sanh thì được thành tựu mười pháp lìa phiền não

Lìa trộm cắp thì được mười loại pháp bảo tín

Lìa tà hạnh thì được bốn loại pháp mà người trí khen ngợi

Lìa nói dối thì được tám loại pháp mà trời khen ngợi

Lìa nói ly gián thì được năm pháp không thể phá hoại

Lìa nói thô ác thì được thành tựu tám loại tịnh nghiệp

Lìa nói thêu dệt thì được thành tựu ba thứ quyết định

Lìa tham dục thì được thành tựu năm loại tự tại

Lìa sân giận thì được tám loại tâm pháp hỷ duyệt

Lìa tà kiến thì được thành tựu mười pháp công đức

Lìa giết hại mà hành bố thí

Lìa việc không cho mà lấy, lại hành bố thí

Lìa tà hạnh mà hành bố thí

Lìa nói dối mà hành bố thí

Lìa nói ly gián mà hành bố thí

Lìa lời thô ác mà hành bố thí

Lìa lời vô nghĩa mà hành bố thí

Lìa tâm tham cầu mà hành bố thí

Lìa tâm phẫn nộ mà hành bố thí

Lìa tâm tà đảo mà hành bố thí

Bố thí trang nghiêm

Trì giới trang nghiêmTập 

Nhẫn nhục trang nghiêm

Tinh tấn trang nghiêm

Thiền định trang nghiêm

Trí tuệ trang nghiêm

Tâm từ trang nghiêm

Tâm bi trang nghiêm

Tâm hỷ trang nghiêm

Tâm xả trang nghiêm

Tứ nhiếp trang nghiêm

Niệm xứ trang nghiêm

Chánh cần trang nghiêm

Thần túc trang nghiêm

Ngũ căn trang nghiêm

Phụ đính: Nội điển nghiên học yếu lĩnh

Ngũ lực trang nghiêm

Giác chi trang nghiêm

Chánh đạo trang nghiêm

Chỉ trang nghiêm, quán trang nghiêm

Thập lực, tứ vô úy, mười tám pháp bất cộng

Tinh yếu pháp thập niệm

Lời thưa

Tinh yếu thực hành pháp thí

 

LỜI TỰA 1
 

Phật nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, đây là khế hợp với căn cơ không như nhau của chúng sanh. Chúng sanh căn cơ Nhị thừa thì nói Tứ đế, Thập nhị nhân duyên để khế hợp. Còn đối với căn cơ Bồ-tát thì nói các pháp Đại thừa để khế hợp. Căn cơ tuy khác nhau, nhưng mỗi pháp lại có sự khế hợp với từng đối tượng, mà việc đoạn ác tu thiện là hành môn chung. Chúng sanh phàm phu, tập khí ác rất sâu, đoạn ác cực khó, tu thiện cũng chẳng dễ. Bởi vậy, Thế Tôn nói kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo ở long cung Sa-kiệt-la để làm môn tu chung cho các hạng căn cơ khác nhau.

Kinh do Phật nói đều hàm chứa nhiều nghĩa lý, nếu không có người giảng giải thì không ai có thể hiểu được, giảng không hợp thời thì cũng khó lợi ích chúng sanh. Lão hòa thượng Tịnh công[1] với lòng từ giáo hóa, nhìn rõ được thời cơ. Mùa hè năm Canh Thìn (tức năm 2000), ngài đã khởi giảng kinh này tại Tịnh tông Học hội Singapore, pháp âm vừa khởi liền tuyên lưu khắp thế gian. Sau đó được các bậc cao túc ghi chép lại thành văn, dâng lên ngài hiệu đính, gọi là giảng ký. Sắp sửa mang đi xuất bản lưu hành nên bảo tôi viết lời tựa.

Tôi từng nghe ngài giảng kinh này trên truyền hình, hết sức lấy làm hoan hỷ. Nay đọc giảng ký này, tìm lại được niềm vui thuở trước. Quả nhiên khi đọc những lời này, vừa lưu loát mà lại khế hợp mọi căn cơ. Nghĩa lý giải thích do không quá sâu nên dễ bề thâm nhập, lại nói dễ hiểu về thiện của ba nghiệp nên ai cũng có thể hành. Thiện của ba nghiệp đến tột bực chính là sáng tỏ viên mãn nghĩa lý chân thật của kinh. Do ngữ nghĩa này khế lý khế cơ, nên tin rằng nếu chẳng đủ cả bi lẫn trí thì chẳng thể được như vậy.

Trong kinh văn, Phật nói: Đại địa là chỗ an trụ cho thành ấp xóm làng, có thể giúp cho cỏ cây, rừng rậm sinh trưởng. Thập thiện nghiệp đạo cũng lại như thế, tất cả Phật pháp đều cùng nương vào đại địa thập thiện này mà được thành tựu. Bởi vậy, ai nấy cũng phải tu kinh này, đem giảng ký này xiển dương thì người người đều có thể tu. Người học thời mạt pháp may mắn gặp được kinh này thì hãy vâng theo lời Phật dạy: Ngày đêm thường niệm, tư duy, quán sát thiện pháp, khiến các thiện pháp niệm niệm tăng trưởng, chẳng để mảy may bất thiện xen tạp. Như vậy sẽ có thể khiến cho các ác dứt hẳn, thiện pháp viên mãn. Phật nói lời chân thật, nếu theo đó mà tu hành thì sẽ thành tựu được như kỳ vọng.

Phật lịch 2548 - Dương lịch 2004,

Tháng Hai nhuận năm Giáp Thân thứ hai Dân ký,

Từ Tỉnh Dân, người huyện Lô Giang kính ghi tại Đài Trung

 


[1] Lão hòa thượng Tịnh công: từ ngữ để gọi hòa thượng Tịnh Không với ý tôn trọng, không gọi rõ pháp danh, pháp tự ra.

 

LỜI TỰA 2
 

Thập thiện nghiệp đạo bao gồm hết thảy, tức là hết thảy kinh mà Thích-ca Mâu-ni Phật đã nói trong 49 năm, thậm chí là thực tiễn giáo pháp của mười phương ba đời hết thảy chư Phật đã nói chính là điều này vậy! Lại nữa: Chớ làm việc ác, vâng làm việc thiện, tự thanh tịnh tâm, là chư Phật dạy, việc ác tức là thập ác, việc thiện tức là thập thiện, chớ làm thập ác, vâng làm thập thiện, đây quả thật là tổng cương lĩnh, tổng nguyên tắc mà mười phương ba đời tất cả chư Phật giáo hóa chúng sanh. Nếu có thể thực hành viên mãn thập thiện nghiệp đạo vào hành vi cử chỉ, khởi tâm động niệm trong đời sống thường ngày thì chẳng những niệm Phật cầu sanh Tịnh độ vạn tu vạn người đi, mà tu học tất cả các pháp môn đều được thành tựu.

Kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta: “Khéo giữ khẩu nghiệp, không chê lỗi người; khéo giữ thân nghiệp, không mất luật nghi; khéo giữ ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm. Làm sao có thể khiến cho ba nghiệp thanh tịnh? Chính là ở thập thiện nghiệp đạo, thực hành thập thiện nghiệp đạo, quả thực là rễ để thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý, gốc để đoạn trừ phiền não tham sân si, đại đạo để thành tựu Bồ-đề giới định tuệ.

Trong thời đại trược ác hiện nay, thế đạo ngày xấu, Phật pháp suy vi, lòng người bạc bẽo; tà thuyết hưng khởi, yêu ma bên ngoài và thói tệ tràn lan, thường thừa cơ hội mê hoặc, phá hoại tâm tông Phật pháp, đảo ngược chánh thuyết nhân quả. Lại có kẻ hiểu biết nông cạn, tuy có tâm học Phật nhưng không có sự chỉ dẫn để vào cửa Phật pháp, dẫn đến học mà không được lợi ích thật sự, hoặc nhận sai đường, muốn về phương Nam mà lại chạy lên phương Bắc. Tuy người học Phật pháp nhiều nhưng kẻ ngộ được nghĩa chân thật của Phật pháp thì ít, thậm chí đi vào con đường lầm lạc, chẳng những hại đến hình tượng chánh giáo của Phật pháp, mà còn tổn hại tâm thiên chân của người ấy. Mang danh nghĩa là học Phật nhưng thật ra là làm trái lại với lời Phật dạy, nguyên nhân là do không có sự hoằng dương chánh pháp. Ngày nay, bậc đạo sư của Tịnh tông là lão hòa thượng Tịnh Không, ngài bi trí đầy đủ, nghĩ thương xót chúng sanh, chẳng quản lao nhọc mà giảng giải tường tận kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, đây chính là đang đề xướng chánh thuyết nhân quả, xiển dương tông chỉ ngã Phật từ bi, khiến cho tất cả những ai hữu duyên đều hiểu nhân rõ quả, bởi lẽ biết được chánh pháp của Phật nên có thể phân biệt rõ đúng sai!

Vì vậy, nếu có thể hành theo thập thiện, từng hành vi ý niệm đều giữ tâm thuần tịnh, hạnh thuần thiện thì không ác nào chẳng đoạn, không thiện nào chẳng tu, không ách nạn nào chẳng thể hóa giải, đích thực là “chân bảo cứu đời duy nhất” hòng cứu vãn kiếp vận, hóa giải tai nạn trước mắt vậy!

Ngày 17 tháng 2 năm 2004 dương lịch,

Học nhân tịnh nghiệp Thích Ngộ Đạo kính ghi

tại Tịnh tông Học hội Hoa Tạng.

Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chủ đề:
Bình luận(0)
Lịch sử của trà
3104lượt xem
16lượt tải
Thở và Thiền
3151lượt xem
13lượt tải
Sức mạnh của hiện tại
3565lượt xem
10lượt tải
Khi im lắng cất lời
1344lượt xem
12lượt tải
Em mơ cùng Đức Phật
716lượt xem
4lượt tải
Đừng bận tâm chuyện vặt-
526lượt xem
5lượt tải
San Sẻ Yêu Thương - Nguyên Minh
539lượt xem
4lượt tải