Theo Dấu Chân Xưa- HT. Như Điển

Lời vào sách
Đã từ lâu tôi mong rằng mình phải có một chuyến hành hương đi Trung Quốc. Vì nơi đó là chốn Tổ và nơi đó cũng chính là nơi mà văn hóa của Việt Nam, đặc biệt là văn hóa của Phật Giáo đa phần bị ảnh hưởng trong suốt 19 thế kỷ qua và có lẽ sẽ còn tiếp tục trong nhiều thế kỷ tới.
Niềm mơ ước ấy, năm nay (1997) tôi đã thực hiện được và phái đoàn đã ra đi từ ngày 1 tháng 10 năm 1997, ở lại Trung Quốc và Hồng Kông cho đến ngày 21 tháng 10 năm 1997 mới trở lại Âu Châu. Đây có lẽ là chuyến đi dài nhất của tôi trong mấy chục năm qua. Vì ít có nơi nào trên thế giới mà tôi phải đi đến 3 tuần lễ như vậy. Một phần vì Trung Hoa quá rộng, với 3 tuần lễ có lẽ cũng không đủ, phần khác, vì đã chuẩn bị cho mọi việc ở chùa xong xuôi đâu đó rồi; nên lần nầy tôi lại lên đường với tâm tư bình thản hơn.
Năm nay tác phẩm thứ 24 của tôi đã hoàn thành, không dự định viết thêm tác phẩm nào khác nữa; nhưng trên đường đi chiêm bái các Thánh tích tại Trung Hoa, tự nhiên tôi nghĩ có bổn phận phải viết thành một quyển sách, để giới thiệu với các độc giả xa gần về những gì mà tôi đã trải qua. Vả lại nếu viết những bài tường thuật, thì chắc rằng phải đăng làm nhiều kỳ trên báo Viên Giác mới hết. Do vậy mà tác phẩm thứ 25 nầy lại ra đời.
Đi để biết và viết để lại cho đời sau cũng chỉ là một bổn phận như con tằm cần phải nhả tơ để tạo nên cái kén và người thợ dệt phải trải qua nhiều giai đoạn mới tạo nên những chiếc áo đẹp đẽ cho con người. Nếu chúng ta nói về một nơi nào đó, dầu cho người viết có diễn tả hay ho bao nhiêu đi chăng nữa, cũng không thể làm cho người đọc cảm nhận được những gì đã trải qua so với những gì mà người xem đã chứng kiến. Người đi hành hương hay du lịch chính là người ngồi vào một mâm cơm thịnh soạn, đã được dọn lên đầy đủ những hương vị của một bữa ăn và chính họ là người đang thưởng thức và khen ngon đáo để. Còn người đọc sách, xem truyền hình hay nhìn vào những hình ảnh của một người nào đó, cũng thấy đẹp, thấy xinh; nhưng chưa thực sự ngồi vào bàn ăn để thưởng thức những món cao lương mỹ vị. Vì vậy người ra đi và kẻ ở lại có nhiều điểm khác nhau như vậy. Người ra đi tốn tiền bạc, thì giờ, sức khỏe v.v... nhưng bù vào đó họ đã thưởng thức được no nê cả giác quan lẫn vị giác. Người ở lại ngồi nhà xem phim đỡ tốn hao tài sản, nhưng đó mới chỉ là những hình ảnh được giới thiệu mà thôi.

Nội dung: Theo Dấu Chân Xưa- HT. Như Điển

Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chủ đề:
Bình luận(0)
Lịch sử của trà
3234lượt xem
20lượt tải
Thở và Thiền
3240lượt xem
14lượt tải
Sức mạnh của hiện tại
3641lượt xem
10lượt tải
Khi im lắng cất lời
1429lượt xem
13lượt tải
Em mơ cùng Đức Phật
743lượt xem
5lượt tải
Đừng bận tâm chuyện vặt-
566lượt xem
6lượt tải
San Sẻ Yêu Thương - Nguyên Minh
570lượt xem
5lượt tải