Tiểu luận về kinh Hoa Nghiêm

Trong suốt bốn mươi chín năm hành đạo, Đức Thế Tôn tùy theo nhân duyên căn tánh chúng sanh mà nói pháp. Sau khi Ngài nhập Niết Bàn, Ngài Ma Ha Ca Diếp mới nhóm họp năm trăm vị A La Hán tại hang Thất Bát La núi Kỳ Xà Quật an cư kết tập Pháp tạng dưới sự ủng hộ của vua A Xà Thế, nhưng chỉ đọc tụng lại Kinh văn mà chưa có văn tự. Mãi đến kỳ kiết tập lần thứ ba mới biết tập lại thành văn tự. Kinh Hoa Nghiêm được thuyết ngay sau khi Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề. Trong hai mươi một ngày, Ngài tư duy quán chiếu trong Thiền định về con đường tu tập của mình đã trải qua, đã hành Bồ Tát đạo trong quá khứ như thế nào. Từ đó mà hình thành Kinh Hoa Nghiêm. Nam truyền Phật giáo cũng cho là trong hai mươi mốt ngày này, Phật tư duy chiêm nghiệm về pháp mình đã chứng và quán xét nhân duyên chúng sanh để chuyển pháp luân giáo hóa. Như vậy, theo tinh thần Đại thừa, trong hai mươi mốt ngày dưới cội Bồ Đề, Đức Phật vào Hải Ân Tam Muội quán chiếu lại con đường mình đã đi qua và được giác ngộ bằng Pháp môn nào, con đường nào, hạnh nguyện nào, hành động nào, Ngài mới nói lên tinh thần Kinh Hoa Nghiêm.
 

Nội dung: Tiểu luận về kinh Hoa Nghiêm

Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chủ đề:
Bình luận(0)