Tổng luận về Văn học Phật giáo

Phật điển từ khi truyền vào Trung Quốc, vì tính đặc thù về hình thức và nội dung của thể loại văn học này, đã tạo sự hấp dẫn và chú ý rất lớn đối với giới văn nhân Trung Quốc. Tuy tập đoàn giới nhân văn trong mỗi thời đại đều có sự nhận thức khác biệt về Phật giáo, thậm chí hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng đều chịu sự ảnh hưởng văn học Phật điển. Bởi vì Phạn văn không thuộc hệ Hán ngữ hay Tạng ngữ. Song cả hai cũng có sự sai biệt rất lớn, ngoài ra, giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Quốc cũng có sự sai khác rất xa, khiến những kinh điển truyền nhập vào đất nước Trung Quốc thời kỳ đầu, tương đối khó khăn. Và do quá trình dịch ra Hán ngữ, dẫn đến ý nghĩa có sự biến đổi. Mặt khác, kinh điển Hán dịch do được các giai tầng xã hội và những người thống trị tiếp nhận, dần dần được phát triển tương đối rộng rãi. Đặc biệt là khi Đường Thái Tông xuất hiện, đã tổ chức hội trường phiên dịch rộng lớn trên ba ngàn người, đồng thời những nhà phiên dịch vĩ đại cũng bắt đầu có mặt, như Cưu Ma La Thập, Đạo An, Huyền Trang… Từ đó những Phật điển Hán dịch đã trở thành nền văn học Trung Quốc, nhất là bộ phận văn học phiên dịch Trung Quốc. Do sự hấp dẫn độc đáo ấy và sự ảnh hưởng rộng lớn đối với xã hội, Phật điển Hán dịch đã khiến cho nền văn học truyền thống Trung Quốc, về văn thể vốn có đã tăng thêm nhiều nội dung mới.
 

Nội dung: Tổng luận về Văn học Phật giáo

Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chủ đề:
Bình luận(0)