Triết học Phương Tây – Nhà triết học Descartes

“Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ thì không có đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở nền văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã, thì không có Châu Âu hiện đại được"
Có thể nói, sự hình thành triết học Hy Lạp là nền móng của của nền triết học Phương Tây.  Xây dựng dựa trên tri thức khoa học, con người luôn mong muốn vươn mình khám phá thế giới bên ngoài – đó là nét đặc trưng của triết học Phương Tây. Trái ngược với nền triết học Phương Tây, triết học Phương Đông lại quay về tìm hiểu chính con người nội tại của mình. Khát khao chinh phục thế giới, và khẳng định vị trí thống trị của con người, Triết học Phương Tây từng bước xây dựng và hoàn thiện về mặt tri thức, nhưng bên cạnh đó lại càng tiến đến những điều không thể nào giải thích nổi về quy luật tự nhiên. Chính vì vậy, nhà triết gia Rene Descartes là một nhà triết gia, bác học lỗi lạc đã phát ngôn rằng: “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”
Trong suốt quá trình học tập ở giảng đường Đại học về thế tục và tôn giáo, tôi đã được các thầy cô truyền dạy về trình độ hiểu biết về Triết học Phương Tây và Triết học Phương Đông, Triết học Phật Giáo. Có thể nói, triết học là hệ thống quan điểm, những nguyên tắc tắc chung của sự tồn tại và nhận thức của con người đối với thế giới, mà qua đó chúng ta có thể hiểu và nhận thức rõ giá trị sống về một giai đoạn lịch sử nhất định, trong không gian lịch sử cụ thể. Nó luôn mang đến cho chúng ta nhiều câu hỏi lý thú nhằm nâng cao về ý thức, mở rộng tầm nhìn, cải tạo tư duy, đưa chúng ta đi vào lộ trình của chân lý.
 

Nội dung: Triết học Phương Tây – Nhà triết học Descartes

Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chủ đề:
Bình luận(0)