Về Những Đóng Góp Của Pháp Sư Huyền Trang Cho Mảng A Tỳ Đàm Của Luận Tạng- Đào Nguyên
Lời Mở Đầu
Thời Đại sư Chân Đế (Paramàrtha) vào Trung Quốc, lần đến nhà Trần (557-588) ở phương Nam là thời kỳ Trung Quốc còn chia hai, miền Bắc còn cát cứ, mảng A tỳ đàm chưa được dịch nhiều, những từ ngữ, thuật ngữ liên hệ còn đang ở giai đoạn dò dẫm, hình thành. Thời đại của Pháp sư Huyền Trang, nhà Đường (618-906) đã thống nhất đất nước, xã hội đã có những phát triển tốt, bản thân Pháp sư Huyền Trang đã sang tận Ấn Độ cầu học, tham khảo, ghi chép v.v... lại dịch sau gần 1 thế kỷ do đó những từ ngữ, thuật ngữ liên hệ đến A tỳ đàm nói riêng, đến Luận tạng nói chung, qua việc chuyển dịch của Pháp sư Huyền Trang đã sáng rõ hơn, chuẩn xác hơn.
Tam tạng Pháp sư Huyền Trang (602-664) là bậc danh tăng vào hàng kỳ vĩ của Phật giáo Trung Quốc, cả về sự nghiệp cầu pháp và sự nghiệp dịch thuật. Học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) trong sách Sử Trung Quốc đã ghi nhận: “Huyền Trang sinh năm 602 ở Hà Nam... Năm thứ 3 đời Đường Thái Tôn (629), ông một mình băng qua sa mạc Qua Bích dài non 500 cây số, tới nước Cao Xương, được vua nước đó rất trọng, rồi leo núi Thông Lĩnh cao 7.200 thước trong dãy Thiên Sơn, tiến theo đường chở lụa tới Thiết môn sơn, một nơi vô cùng hiểm trở. Từ đây, ông theo hướng Đông Nam qua nhiều nước nhỏ, vòng qua Đại Tuyết Sơn rồi vào Tây Trúc.
Pháp sư thật là một nhà mạo hiểm, đời sau không chắc có ai hơn. Lại có tinh thần nhận xét của nhà khoa học, ghi rất kỹ và rất đúng những điều mắt thấy tai nghe ở các nơi ông đi qua. Ông đi một vòng nước Tây Trúc, coi hết các nơi có di tích của Phật Thích Ca, lại ở hơn một năm tại chùa Nalanda, một ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất, mà cũng là một trường đại học cổ nhất... Ông học hết bộ luận Du già sư địa, học thêm triết lý Bà la môn và Phạn ngữ, rồi đi chu du Tây Trúc tìm hiểu thêm các giáo phái khác. Tới đâu ông cũng thuyết pháp, được hoan nghênh, ai cũng muốn lưu ông lại.
Lần về, ông theo một con đường khác, ghé nhiều nơi để giảng đạo. Năm 645, ông về tới Tràng An, sau khi xa quê hương 16 năm, đi gần 30 ngàn cây số, qua 128 nước, đem về được 657 bộ kinh, không kể nhiều vật quý khác. Mới về nước được hơn 1 tháng, ông bắt tay ngay vào công việc dịch thuật đại quy mô, và mải miết làm việc suốt trong 19 năm, cho tới khi tắt thở. Ông tổ chức một ban dịch thuật, mời các vị cao tăng thông cả Hoa ngữ lẫn Phạn ngữ hợp tác. Công việc làm rất có phương pháp và kỹ lưỡng, soát đi soát lại nhiều lần... Tới năm 663, ông dịch được 600 quyển...
Thời Đại sư Chân Đế (Paramàrtha) vào Trung Quốc, lần đến nhà Trần (557-588) ở phương Nam là thời kỳ Trung Quốc còn chia hai, miền Bắc còn cát cứ, mảng A tỳ đàm chưa được dịch nhiều, những từ ngữ, thuật ngữ liên hệ còn đang ở giai đoạn dò dẫm, hình thành. Thời đại của Pháp sư Huyền Trang, nhà Đường (618-906) đã thống nhất đất nước, xã hội đã có những phát triển tốt, bản thân Pháp sư Huyền Trang đã sang tận Ấn Độ cầu học, tham khảo, ghi chép v.v... lại dịch sau gần 1 thế kỷ do đó những từ ngữ, thuật ngữ liên hệ đến A tỳ đàm nói riêng, đến Luận tạng nói chung, qua việc chuyển dịch của Pháp sư Huyền Trang đã sáng rõ hơn, chuẩn xác hơn.
Tam tạng Pháp sư Huyền Trang (602-664) là bậc danh tăng vào hàng kỳ vĩ của Phật giáo Trung Quốc, cả về sự nghiệp cầu pháp và sự nghiệp dịch thuật. Học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) trong sách Sử Trung Quốc đã ghi nhận: “Huyền Trang sinh năm 602 ở Hà Nam... Năm thứ 3 đời Đường Thái Tôn (629), ông một mình băng qua sa mạc Qua Bích dài non 500 cây số, tới nước Cao Xương, được vua nước đó rất trọng, rồi leo núi Thông Lĩnh cao 7.200 thước trong dãy Thiên Sơn, tiến theo đường chở lụa tới Thiết môn sơn, một nơi vô cùng hiểm trở. Từ đây, ông theo hướng Đông Nam qua nhiều nước nhỏ, vòng qua Đại Tuyết Sơn rồi vào Tây Trúc.
Pháp sư thật là một nhà mạo hiểm, đời sau không chắc có ai hơn. Lại có tinh thần nhận xét của nhà khoa học, ghi rất kỹ và rất đúng những điều mắt thấy tai nghe ở các nơi ông đi qua. Ông đi một vòng nước Tây Trúc, coi hết các nơi có di tích của Phật Thích Ca, lại ở hơn một năm tại chùa Nalanda, một ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất, mà cũng là một trường đại học cổ nhất... Ông học hết bộ luận Du già sư địa, học thêm triết lý Bà la môn và Phạn ngữ, rồi đi chu du Tây Trúc tìm hiểu thêm các giáo phái khác. Tới đâu ông cũng thuyết pháp, được hoan nghênh, ai cũng muốn lưu ông lại.
Lần về, ông theo một con đường khác, ghé nhiều nơi để giảng đạo. Năm 645, ông về tới Tràng An, sau khi xa quê hương 16 năm, đi gần 30 ngàn cây số, qua 128 nước, đem về được 657 bộ kinh, không kể nhiều vật quý khác. Mới về nước được hơn 1 tháng, ông bắt tay ngay vào công việc dịch thuật đại quy mô, và mải miết làm việc suốt trong 19 năm, cho tới khi tắt thở. Ông tổ chức một ban dịch thuật, mời các vị cao tăng thông cả Hoa ngữ lẫn Phạn ngữ hợp tác. Công việc làm rất có phương pháp và kỹ lưỡng, soát đi soát lại nhiều lần... Tới năm 663, ông dịch được 600 quyển...
Nội dung: Về Những Đóng Góp Của Pháp Sư Huyền Trang Cho Mảng A Tỳ Đàm Của Luận Tạng- Đào Nguyên
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Download

Chủ đề:
Bình luận(0)