Luận án Tiến sĩ: Những hình thức dung hợp Tam Giáo trong quá trình phát triển của Lịch sử tư tưởng Việt Nam

Hiện tượng dung hợp Tam giáo Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo (Nho, Phật, Đạo) dường như là phổ biến ở khu vực Đông Á, khi các quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản đều có sự dung hợp Tam giáo này trong những giai đoạn lịch sử tư tưởng cụ thể. Những hình thức dung hợp Tam giáo ở mỗi quốc gia dân tộc và ở những giai đoạn lịch sử cụ thể là rất khác nhau, song chúng đều có tính tất yếu, đều phản ánh đặc điểm điều kiện lịch sử - xã hội và yêu cầu, nguyện vọng của dân tộc. Đặc biệt trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, những hình thức dung hợp Tam giáo luôn phản ánh đặc điểm điều kiện lịch sử - xã hội và yêu cầu, nguyện vọng chung của xã hội đương thời và đều trở thành một trong những phương thức để đoàn kết, tập hợp các lực lượng, các yếu tố của dân tộc tạo nên sức mạnh tổng hợp toàn xã hội nhằm thực hiện thành công một nhiệm vụ lịch sử cấp bách của dân tộc. Tiếp thu, kế thừa, dung hợp để tồn tại và phát triển, đó chính là tư duy chính trị đặc sắc và mang lại ý nghĩa lịch sử hết sức sâu sắc của dân tộc ta cũng như của Đảng ta trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế. Trong Hội nghị triển khai biên soạn Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: “Tư tưởng chỉ đạo là phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiên định và đổi mới. Đổi mới nhưng vẫn kiên định mục tiêu... phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa kế thừa và phát triển, giữa lý luận và thực tiễn, tiếp tục từng bước hoàn thiện cương lĩnh, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?” (Nguyễn Phú Trọng, 2019, trang 3)
 

Nội dung: Luận án Tiến sĩ: Những hình thức dung hợp Tam Giáo trong quá trình phát triển của Lịch sử tư tưởng Việt Nam

Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bình luận(0)