Thiền Vipassanā: Bốn Nền Tảng Chánh Niệm (sách PDF)

Nội dung: Thiền Vipassanā: Bốn Nền Tảng Chánh Niệm (sách PDF)

THÍCH NHẬT TỪ
THIỀN VIPASSANĀ:
BỐN NỀN TẢNG CHÁNH NIỆM
(Phân tích Kinh tứ niệm xứ)
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Thiền VIPASSANĀ Bốn Nền Tảng Chánh Niệm

MỤC LỤC

Lời nói đầu 

Chương I: Những điều cần biết về thiền 

 1. Các kinh về tu thiền 

 2. Giá trị của thiền tứ niệm xứ 

 3. Địa điểm thực tập thiền 

 4. Cách ngồi thiền 

 5. Cách làm chủ tâm  

 6. Đối tượng quán chiếu trong tu thiền 

Chương II: Quán và làm chủ thân thể 

 1. Quán thân trên thân 

 2. Làm chủ hơi thở 

 3. Làm chủ đại oai nghi 

 4. Làm chủ tiểu oai nghi 

 5. Quán bốn yếu tố phổ quát (tứ đại) 

 6. Quán tử thi 

 7. Kết luận 

Chương III: Quán và làm chủ cảm xúc 

 1. Bản chất của cảm xúc 

 2. Thực tập “tôi cảm nhận hạnh phúc” 

 3. Thực tập “tôi cảm nhận khổ đau” 

 4. Thực tập “tôi cảm nhận không khổ đau, không hạnh phúc’ 

 5. Thực tập “tôi cảm nhận hạnh phúc thuộc về vật chất” 

 6. Thực tập “tôi cảm nhận hạnh phúc thuộc về tinh thần” 

 7. Thực tập “tôi cảm giác khổ đau thuộc về vật chất” 

 8. Thực tập “tôi cảm giác khổ đau thuộc về tinh thần” 

 9. Thực tập “tôi cảm giác không khổ đau, không hạnh phúc thuộc về vật chất” 

 10. Thực tập “tôi cảm giác không khổ đau, không hạnh  phúc thuộc về tinh thần” 

 11. Kết luận 

Chương IV: Quán và làm chủ tâm 

 1. Tổng quan về quán chiếu tâm 

 2. Khái niệm “tâm, ý và thức” 

 3. Biết rõ “tâm có tham hay không tham” 

 4. Biết rõ “tâm sân hay tâm không sân” 

 3. Biết rõ “tâm si và tâm không si” 

 4-5. Biết rõ “tâm chuyên chú, tâm tán loạn” và “tâm có định hay tâm không định” 

 6. Biết rõ “tâm quảng đại hay tâm nhỏ nhoi” 

 7. Nắm rõ “tâm hữu hạn hay tâm vô hạn” 

 8. Biết rõ “tâm giải thoát và tâm trói buộc” 

Chương V: Quán pháp 1: Giải phóng tâm khỏi các trói buộc 

 1. Khái quát tứ niệm xứ và quán niệm hơi thở 

 2. Cởi trói tâm khỏi tham ái 

 3. Cởi trói tâm khỏi sân hận 

 4. Cởi trói tâm khỏi hoài nghi 

 5. Cởi trói tâm khỏi hôn trầm và thùy miên 

 6. Cởi trói tâm khỏi sự dao động và tiếc nuối 

 7. Thay lời kết 

Chương VI: Quán pháp 2: Năm uẩn, sáu giác quan và sáu đối tượng 

 1. Khái niệm “quán pháp trên pháp” 

 2. Quán và làm chủ “năm thủ uẩn” 

 3. Quán và làm chủ 6 giác quan, 6 đối tượng nhận thức 

 4. Kết luận 

Chương VII: Quán pháp 3: Bảy yếu tố giác ngộ (Thất giác chi) 

 1. Hai bài kinh hộ niệm cầu an 

 2. Chính niệm 

 3. Trạch pháp 

 4. Tinh tấn 

 5. Hỷ 

 6. Khinh an 

 7. Chính định 

 8. Buông xả 

Chương VIII: Quán pháp 4: Tứ thánh đế 

 1. Khái lược về bốn đối tượng quán niệm (Tứ niệm xứ) 

 2. Vai trò của tứ thánh đế 

 3. Chân lý Phật là trung đạo 

 4. Bước 1, thừa nhận khổ đau là hiện thực 

 5. Bước 2, truy tìm nguyên nhân khổ đau 

 6. Bước 3, trải nghiệm hạnh phúc, niết-bàn 

 7. Bước 4, thực hành bát chánh đạo 
 

LỜI NÓI ĐẦU
 

Tác phẩm này là tuyển tập 7 bài pháp thoại của tôi trong các khóa tu thiền Vipassanā tại chùa Giác Ngộ và một số nơi khác. Kinh văn chính yếu của tác phẩm này dựa vào kinh Tứ niệm xứ thuộc kinh Trung bộ và kinh Đại niệm xứ thuộc kinh Trường bộ vốn là 2 bản văn quan trọng nhất giới thiệu về thiền của đức Phật.

Thiền quán hay thiền minh sát (Vipassanā bhāvanā) còn được gọi là thiền tuệ (vipassanāñāṇa). Giá trị của thiền quán là mang lại trí tuệ cho người thực tập thiền. Minh sát (vipassanā) là nhìn thẩm thấu bằng tâm, nhìn mọi sự vật một cách sâu sắc “như chúng đang là”, hạn chế tối đa sự can thiệp ý thức chủ quan vào sự vật được quan sát, khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng trần cảnh. Khi các suy luận dù là diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích… thoát ra khỏi ý thức về chấp ngã chủ quan và chấp ngã khách quan, lúc đó ta có thể nhìn sự vật đúng với bản chất của chúng.

Cốt lõi của thiền quán là chính niệm trực tiếp (satimā) và tỉnh giác trực tiếp (sampajāno) với đối tượng “thân, thọ, tâm, pháp”, đồng thời, phải tinh tấn tỉnh giác (ātāpī) liên tục.

“Thiền quán” giúp hành giả thấu rõ các trạng thái vô thường (aniccalakkhaṇa), trạng thái khổ (dukkhalakkhaṇa) và trạng thái vô ngã (anattalakkhaṇa), hướng đến sự chấm dứt tham ái, phiền não, đạt được các thánh quả và chứng đắc niết bàn.

Bốn đối tượng thiền quán gồm thân thể, cảm giác, tâm và pháp.
Quán thân là đang nhận biết về thân (kāye kāyānupassī viharati) còn gọi là “quán thân trên thân” tức “thân hành niệm” (Kāyanupassanā satipaṭṭhāna, 身行念) hay “thân quán niệm xứ”. Hành giả thấy rõ thân thể (kāyānupassī) là tổ hợp được hình thành bởi đất, nước, lửa, gió, gồm 32 yếu tố trược uế, bị vô thường chi phối, nên thân thể này là phi-ngã.

Quán cảm thọ là đang nhận biết về cảm thọ (vedanāsu ve[1]danānupassī viharati) còn gọi là “quán thọ trên cảm thọ” tức “thọ hành niệm” (P. Vedanānupassanā satipaṭṭhāna, 受行 念), hay “thọ quán niệm xứ”. Có 9 loại cảm xúc mà người tu thiền cần làm chủ bao gồm: (i) Cảm xúc khổ đau, (ii) cảm xúc hạnh phúc, (iii) cảm xúc không khổ - vui, (iv) cảm xúc khổ đau hợp với ngũ dục, (v) cảm xúc hạnh phúc hợp với ngũ dục, (vi) cảm xúc không khổ - vui hợp với ngũ dục, (vii) cảm giác khổ đau không hợp với ngũ dục, (viii) cảm giác hạnh phúc không hợp với ngũ dục và (ix) cảm xúc không khổ - vui không hợp với ngũ dục. Hành giả thấy rõ hành tung và bản chất của các loại cảm xúc (vedanānupassī) trong thân, trên cơ sở này, làm chủ dòng cảm xúc đang diễn ra trong tâm chúng ta.

Quán tâm là đang nhận biết về tâm (citte cittānupassī vi[1]harati) còn gọi là “quán tâm trên tâm” tức “tâm hành niệm” (P. Cittānupassanā satipaṭṭhāna, 心行念), hay “tâm quán niệm xứ”. Hành giả thấy rõ bản chất của tâm với các cặp phạm trù đối lập: Tâm tham đối lập với buông xả, tâm sân đối lập với từ bi, tâm si đối lập với trí tuệ, tâm buồn ngủ - tâm tỉnh táo, tâm chuyên chú - tâm tán loạn, tâm quảng đại - tâm nhỏ nhoi, tâm bậc thấp - tâm bậc cao, tâm định - tâm không định, tâm hữu hạn - tâm vô hạn, tâm phàm - tâm thánh, tâm trói buộc - tâm giải thoát... Hành giả giữ lại những hạt giống tích cực ở tâm, theo đó, phát huy những phẩm chất tích cực của tâm như từ bi, hoan hỷ, buông xả, vĩ đại, vô thượng, giải thoát.

Quán pháp là đang nhận biết về pháp (dhammesu dham[1]mānupassī viharati) còn gọi là “quán pháp trên pháp” tức “pháp hành niệm” (P. Dhammānupassanā satipaṭṭhāna, 心行念), hay “pháp quán niệm xứ”. Hành giả thấy rõ các ý niệm tiêu cực trói buộc tâm, năm thủ uẩn, sáu giác quan và sáu đối tượng giác quan, vốn làm tâm không được tự do, giải thoát, theo đó, nỗ lực làm chủ chúng bằng thực tập bốn chân lý thánh và bảy yếu tố giác ngộ.

Không chỉ tu “thiền quán” trong lúc ngồi, các thiền sinh cần trải nghiệm “cái nhìn như thật” trong đi, đứng và nằm. Trong các khóa tu thiền thuộc hệ thống Đạo Phật Ngày Nay, các Thiền sinh thường thực tập thiền tọa 60 phút, sau đó, 30 phút thiền hành. Cứ như thế thực tập buổi sáng, buổi chiều và buổi tối, đan xen lẫn nhau, khi thiền tọa kết thúc thì tiếp nối bằng thiền hành và ngược lại. Cốt lõi của tu thiền là làm chủ cảm xúc, tri giác, tâm tư, nhận thức, thói quen và lối sống.

Cốt lõi của định nằm ở xả niệm và thanh tịnh. Ngoài việc tăng cường sức khỏe, người tu thiền chỉ và thiền quán còn đạt được ba tuệ giác lớn để trở thành bậc thánh, giác ngộ và giải thoát toàn triệt.

Rằm tháng giêng, năm Mậu Tuất 2018
Thích Nhật Từ Cẩn chí


pdf_download_2
Thiền VIPASSANĀ Bốn Nền Tảng Chánh Niệm

Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chủ đề:
Bình luận(0)